

- 11/07/2023 09:10
- Một năm trước
- Bởi Bài, ảnh: Nguyễn Phan
THÔNG BÁO NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Ngày 09/8/2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của Nhà báo"
Đến dự có Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam.Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề chính như: Những nguyên tắc cơ bản khi đưa tin về trẻ em, phỏng vấn trẻ em, sử dụng hình ảnh của trẻ em trên báo chí; những vấn đề đặt ra trong thực tiễn khi đưa tin về trẻ em của các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay; vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi đưa tin về trẻ em liên quan đến các vấn đề như: trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng, vấn đề HIV và tệ nạn xã hội liên quan đến trẻ em; bạo lực học đường và những vấn đề liên quan đến giáo dục ơ trường học; vấn đề đời tư và hoàn cảnh gia đình của trẻ em; các ngôn từ khiêu dâm, tình dục hóa trẻ em trên báo chí; vấn đề thẩm định nguồn tin khi viết về trẻ em và vấn đề cải chính thông tin sai sự thật, xúc phạm trẻ em... Người làm báo Kon Tum xin trích giới thiệu một số tham luận trình bày tại hội thảo.Nâng cao kỹ năng và tính chuyên nghiệp của nhà báo khi viết và phản ảnh về trẻ em Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền nêu: Tại sao lại cần phải đặt vấn đề đưa tin về trẻ em? Đưa tin về trẻ em có gì khác biệt với đưa tin về người lớn? Có thể phát họa sự khác biệt thể hiện giữa trẻ em và người lớn ở hai điểm chính là khả năng và quyền lực.
Những điểm khác biệt trên dẫn đến việc trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị tấn công, dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn, bị phụ thuộc và tin vào người lớn. Chính vì vậy mà chúng ta thường thấy phần lớn thủ phạm của các vụ làm hại trẻ em là những người lớn gần gũi những trẻ em là nạn nhân. Đưa tin về trẻ em và quảng bá quyền trẻ em là một thách thức không nhỏ đối với giới truyền thông, bởi vì người lớn đã có đầy đủ khả năng hiểu biết và cách diễn đạt nên phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình nhưng trẻ em thì không. Chính vì vậy, báo chí không những cần phải đưa thông tin về trẻ em công bằng, chính xác mà họ cần phải tạo điều kiện cho các em được tham gia ý kiến, thể hiện chính kiến một cách đa dạng và phong phú. Khi đưa thông tin về trẻ em, viết một bài báo về trẻ em, đặt các câu hỏi phỏng vấn, các nhà báo phải chú ý rất nhiều khía cạnh, đặt biệt là sự tôn trọng nhân phẩm và quyền của trẻ em.Thời gian qua, một số cơquan báo chí đã làm tốt vấn đề này, song bên cạnh đó còn một số nhà báo khi đưa tin về các vấn đề mà nạn nhân là trẻ em đã gây không ít phẫn nộ cho gia đình, người thân của trẻ em. Qua góc độ tiếp cận của nhà báo, nhất là qua các chi tiếttrong bài viết, quyền lợi của trẻ em không những không được bảo vệ mà thậm chícòn bị ngược đãi, bị xâm hại. Viết về trẻ em - Hãy thận trọng như viết cho chính con em mình Tham luận tại hội thảo, Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Phó trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh,Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo cho biết: Hiện nay trên báo chí, dù là loại hình gì, báo in, báo nói, báo hình, báo mạng... đều có những tin, ảnh, bài viết liên quan đến trẻ em. Chúng ta tuyên truyền nếp sống đẹp cho trẻ em năm phần thì phim ảnh, sách báo bạo lực ngoại nhập lại nhồi nhét vào đầu óc trẻ em tới mười phần.Chính từ đó, viết về trẻ em luôn là một lĩnh vực cần được thận trọng trong cả cách khai thác đề tài, cách viết, cách đưa lên mặt báo. Trẻ em trong sáng, dễ đọc, dễ tin và dễ để những ấn tượng bao đầu hằn sâu trong tâm hồn và có thể hướng cách sống cách suy nghĩ này theo những ấn tượng ban đầu ấy. Điều kỳ diệu và điều khủng khiếp có thể đều khó phai trong at6m hồn mỗi bạn đọc nhỏ tuổi. Chính vì thế những người cầm bút hãy thận trọng như khi viết cho chính con em mình đọc. Ngay cả những người thiếu tôn trọng ngòi bút của mình đến đâu cũng hiếm ai muốn con em minh đọc phải những điều không hay không tốt, những điều phi nghĩa và không đúng đạo làm người, những người viết báo đều ý thức được điều này (rất nhiều người viết không dám cho con cái xem các clip lột áo nữ sinh vì sợ chúng... bắt chước).Trong luật pháp, trong đạo đức báo chí, trong quy chế tác nghiệp... đều có quy định, rất nhiều điều có tính chất phân định những điều nên và không nên khi đưa tin bài về trẻ em. Thí dụ khi phỏng vấn trẻ vị thành niên thì phải có cha mẹ hoặc người giám hộ. khi đưa tin, ảnh... về trẻ em trong những vấn đề nhạy cảm, tế nhị... có ảnh hưởng hoặc xâm hại đến tuổi thơ, đến tương lai các em thì phải giấu tên, viết tắt, không nêu địa chỉ nhà riêng, không nêu trường lớp em đang học, không khoét sâu những vấn đề nhạy cảm... và nhất thiết phải xoá mờ ảnh đến không thể nhận diện chân dung các em... thế nhưng nhiều khi vô tình nhưng cũng rất có khi cố ý, một số người cầm bút đã quên mất hoặc không thực hiện nghiêm túc điều này. Và rất đáng trách, ở cấp độ trách nhiệm cao hơn, người biên tập và người duyệt cuối cùng cũng đã để lọt lưới những lỗi nghiệp vụ cộng lỗi ý thức trách nhiệm ấy.Viết bằng trái tim người mẹTheo Nhà báo Đỗ Thị Thanh Nhã, Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, vi phạm quyền riêng tư của trẻ em là vi phạm đạo đức báo chí - điều thứ 6 trong quy định về đạo đức báo chí viết về trẻ em do UNICEF đã ghi rất rõ những nguyên tác như thế. Nhưng, kết quả điều tra xã hội học về đạo đức nah2 báo trong cơ chế thị trường tiến hành với 500 nhà báo và 600 người dân năm 2007-2008 cho thấy "5% nhà báo được hỏi cho rằng đưa tin ảnh và địa chỉ của bé gái bị xâm hại trên mặt báo là bình thường"!
Các tin tức về trẻ em bị xâm hại được đưa lên, trước hết, vì mục đích thông tin, lên án những kẻ xâm hại trẻ em... xa hơn, những bài báo dạng này còn để răng đe những kẻ nào đó có ý định xâm hại trẻ em và để những người có con cái đề phòng những trường hợp tương tự. Nhưng những mẫu tin này, để cụ thể hóa thông tin, nhà báo đã vô tình tiết lộ địa chỉ cụ thể của nạn nhân (hoặc địa chỉ của thủ phạm-nhưng thủ phạm là cha/cha dượng của nạn nhân). Thủ thuật duy nhất mà các nhà báo dùng để hạn chế những thông tin cá nhân của các em là viết tắt tên, đổi tên hoặc dấu tên...nhưng việc dấu tên có ý nghĩa gì khi địa chỉ của các em được đưa chính xác đến từng tổ dân cư, trường, lớp học? Ở một địa phương nhỏ, một ngôi trường nhỏ, hẳn không khó để đoán ra nhân vật trong bài viết là ai. Và sau khi thông tin được dăng tải tràn lan trên báo chí, câu chuyện sẽ nhanh chóng được thêm thắt rồi lan rộng... lúc này, chính các em sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiếu kỳ, sự thương hại, dè biểu, bàn tán... Định hướng thông tin là một nhiệm vụ của báo chí, và trong sự rối loạn của thông tin mạng, nhà báo, trong những trường hợp cụ thể, nhất là đối với trẻ em, cần tỏ rõ chính kiến, định hướng lại cho công chúng trên cơ sở tìm hiểu kỹ càng sự việc, nắm được ngọn nguồn thông tin với những phân tích sắc sảo. Đó cũng là trách nhiệm và đạo đức của nhà báo.Là một tờ báo dành cho phụ nữ, quan tâm đến những đề tài phụ nữ, trẻ em, chúng tôi luôn nhắc nhở các phóng viên trẻ của mình, hãy làm bằng trái tim một người mẹ. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật đó, của người mẹ có con bị vướng vào những sự việc đó, thì các em sẽ biết mình phải viết theo cách nào.Những giá trị về đạo đức khi đưa tin liên quan đến trẻ em Theo Nhà báo Lê Văn Thiềng, Trưởng Ban Công tác Hội - Hội Nhà báo Việt Nam, tuyên truyền, giáo dục trẻ em phải khoa học, bài bản. Nhà báo cần phải được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng để có thêm kiến thức về trẻ em, nhất là các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi. Đây là chương trình không phải chỉ dành cho ngành sư phạm giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mà còn rất cần cho nhà báo. Ngoài các cơ quan báo chí tuyên truyền về trẻ em thuộc hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan báo chí khác của Đảng, Nhà nước, đoàn thể cũng phải tạo điều kiện cho nhà báo được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về trẻ em và tuyên truyền về trẻ em. Phải có quy định bắt buộc nhà báo viết về trẻ em phải tham dự và có chứng chỉ về việc dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ này. Các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ có thể do tòa soạn tự mở, nhưng tốt nhất vẫn là thông qua các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó vai trò của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, vì Hội Nhà báo có thể xâu nối sự phối hợp các cơ quan báo chí địa phương và khu vực để thu hút, tập hợp người học, có thêm nguồn lực tài chính và mời giảng viên, báo cáo viên tham gia. Về báo cáo viên, các lớp tập huấn, bồi dưỡng cần mời các chuyên gia nghiên cứu về trẻ em, các nhà sư phạm… Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các báo cần tuyển người có nghiệp vụ sư phạm bố trí làm phóng viên chuyên viết về trẻ em. Kiên quyết không đưa các nội dung: cướp, giết, hiếp vào nội dung tuyên truyền về trẻ em. Trong cuộc sống gia đình, có một quy định dường như ai cũng hiểu là không được làm việc xấu, nói chuyện xấu, nhất là nói các chuyện có yếu tố phi đạo đức, phản giáo dục trước mặt con trẻ. Đây là điều cấm kỵ nhất. Không được nói chuyện loạn luân. Các chuyện như ngoại tình, vợ chồng, anh em, cháu chắt sát hại, tranh giành của cải lẫn nhau…không được kể cho con trẻ nghe, và nếu có kể thì phải kể về sự trừng phạt, về hệ quả tiêu cực của nó, để mọi người rút kinh nghiệm, không mắc lỗi như vậy. Xin đề nghị các nhà báo, kể cả phóng viên, biên tập viên lẫn người đứng đầu cơ quan báo chí hãy thận trọng hơn nữa khi thông tin về các sự việc, hiện tượng mang tính nhậy cảm trong quan hệ gia đình mà người viết bài này một lần nhắc lại đó là tình trạng loạn luân. Riêng đối với các kiểu hôn nhân cùng huyết thống ở một vài dân tộc thiểu số, khi viết về nó, cũng cần phải đi sâu nói về hệ quả tiêu cực như suy thoái nòi giống, bệnh tật…như các nhà khoa học đã từng chỉ ra và thực tế nảy sinh. Báo chí tuyên truyền về trẻ em phải đảm bảo các giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. Các giá trị đạo đức đó đã được cộng đồng các dân tộc Việt Nam giữ gìn, phát huy và có sức trường tồn mãi mãi theo thời gian. Gia đình nói riêng, xã hội nói chung đều đồng loạt thực hiện 4 nội dung nâng cấp: Nâng cấp địa vị văn hóa, nâng cấp địa vị kinh tế, nâng cấp điạ vị xã hội, nâng cấp địa vị nòi giống. Đây là một hình tứ diện mà 3 chân đế là địa vị văn hóa, địa vị kinh tế và địa vị xã hội mà đỉnh của nó là địa vị nòi giống. Vì chất lượng nòi giống, báo chí hãy chung sức, đồng lòng với toàn xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về trẻ em!Hội thảo "Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo" là cuộc hội thảo khoa học vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí, cả trong tác nghiệp, cũng như trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.